1 tháng 4, 2013

Thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế

Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, việc thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế được quy định cụ thể như sau:
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công


1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.

b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.

2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
Như vậy, việc thẩm định thiết kế là do chủ đầu tư thực hiện và chủ đầu tư thuê lại tư vấn để thẩm tra một phần hay toàn bộ dự án.
3.6. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thẩm tra dự toán
3.6.1. Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại bảng số 16 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% của giá trị dự toán công trình hoặc giá trị dự toán gói thầu thì chi phí thẩm tra dự toán được điều chỉnh với hệ số K = 1,3.
3.6.2. Chi phí thẩm tra dự toán điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc thẩm tra lại dự toán (không do lỗi của nhà thầu tư vấn thẩm tra dự toán) được xác định bằng lập dự toán.

Thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng
I. Các bước thiết kế cơ bản khi thiết kế nhà xưởng:

Bước 1: Thiết kế cơ sở,

Bước 2 : Thiết kế bản vẽ thi công.

Ngoài ra các bước thiết kế có thể theo người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.

II. Nội dung thiết kế cơ sở : Bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:


a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật  chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

III. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công : Bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình.

Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình

Giá trị cốt lõi khi thiết kế nhà xưởng muốn vươn tới là: 
Một giải pháp kinh tế cho việc xây dựng nhà xưởng.

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân làm tăng giá thành khi xây dựng trong đó có việc đơn vị thiết kế chọn giải pháp kết cấu không hợp lý, hoặc thiết kế các cấu kiện quá lớn – dư bền. Giải pháp kết cấu không hợp lý thường rơi vào giải phát kết cấu móng và kết cấu nền. Một số khu vực địa chất rất tốt nhưng đơn vị thiết kế vẫn chọn phương án móng như khu vực đất yếu như móng cọc ép, cọc nhồi. Thực tế nhận thấy móng trên nền đất yếu tốn kém gấp khoảng 2 lần so với móng trên nền đất tốt và làm tăng khoảng 20% giá thành xây dựng. Ngoài ra giải pháp nền cho công trình cũng là điều rất đáng bàn, ta nên chọn nền trên đất tự nhiên (hệ đàn hồi) hay nền trên cọc (hệ kết cấu cứng), nền bê tông nhựa hay nền bê tông xi măng, tất cả phải cân nhắc kỹ vì nhà xưởng có bề mặt nền rất lớn. Là đơn vị thiết kế luôn muốn sản phẩm của mình mang lại lợi ích cao nhất cho người đầu tư.